SKKN:Một số biện pháp xây dựng trường mầm non an toàn- thân thiện và hạnh phúc tại trường Mầm non Khai Trí – Tỉnh Bến Tre
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . .
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp xây dựng
trường mầm non an toàn- thân thiện và hạnh phúc tại trường Mầm non Khai Trí – Tỉnh
Bến Tre
2. Lĩnh vực áp dụng
sáng kiến: Quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục
trong trường mầm non
3. Mô tả bản chất
của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Khi
xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng trường mầm non an toàn- thân
thiện và hạnh phúc ngày càng trở nên
quan trọng. Khi xây dựng được những lớp học hạnh phúc, trường học an toàn- thân
thiện thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú
trong dạy - học. Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và
trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển
bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành
tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Mặt
khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương
nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ
thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau.
Nhưng
trên thực tế, việc thực hiện xây dựng trường mầm non an toàn- thân thiện và hạnh phúc tại Trường mầm non Khai Trí vẫn tồn tại
một số giáo viên chưa có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, ngại đổi mới, ngại sáng
tạo trong việc xây dựng trường học thân thiện- hạnh phúc nên hiệu quả chưa cao.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận
là sáng kiến:
*
Mục đích của giải
pháp:
Nhận
thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học an toàn- thân thiện và hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ,
trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải
pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên chung tay xây dựng
trường học hạnh phúc một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn
bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để
ngày một tốt hơn.
Xuất
phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng trường mầm non an toàn- thân thiện
và hạnh phúc tại trường Mầm non Khai Trí tỉnh Bến Tre” làm
đề tài sáng kiến.
*
Nội dung giải pháp:
+
Tính mới của giải pháp:
Thực hiện có hiệu quả mô hình trường học
“an toàn - thân thiện-hạnh phúc” là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết đối
với hệ thống trường học, đặc biệt đối với các trường mầm non. Xây dựng mô hình
trường học “an toàn - thân thiện-hạnh phúc” tạo điều kiện để trẻ tự học và khám
phá kiến thức phù hợp với khả năng, năng lực riêng của cá nhân mình.
+
Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Là đề tài được nhiều người
quan tâm nên cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này, song bản thân
tôi đã suy nghĩ tìm ra một số giải pháp mới phù hợp hơn trong xu thế đổi mới thực
hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Từng bước thực hiện có hiệu quả mô hình
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xóa bỏ răn đe, dọa nạt, bạo lực học đường góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc để trẻ phát triển tốt tâm sinh lý, hứng thú
và yêu thích khi đến Trường mầm non. Môi trường an toàn thân thiện hạnh phúc sẽ
mang đến cho phụ huynh sự an tâm tuyệt đối về sự gần gữi, yêu thương của cô đối
với trẻ, sự phối hợp khăng khít giữa phụ huynh và giáo viên, đánh giá tầm ảnh
hưởng của chất lượng giáo dục đối với sự phát triển của trẻ.
+ Cách thức thực hiện
sáng kiến:
Tìm đọc các tài liệu có
liên quan đến đề tài.
Đề ra một số giải pháp xây dựng trường mầm non an toàn- thân thiện và hạnh phúc tại trường Mầm
non Khai Trí.
Áp dụng thực tế trong nhà
trường.
Đánh
giá hiệu quả khi áp dụng đề tài, khảo sát chất lượng giáo viên so sánh với kết
quả đầu năm. Kết quả thực hiện của nhà trường trong
những năm qua đã khẳng định uy tín chất lượng, sự tin tưởng tuyệt đối của các bậc
phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non và điều đặc biệt hơn cả là mang đến
cho trẻ một khởi đầu hoàn hảo.
Trường học
an toàn- thân thiện và hạnh phúc là
nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui
chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng
được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như công tác quản lý
nhà trường.
Nhận thức vấn đề đó tôi đã tập trung vào một số giái pháp trong việc
xây dựng môi trường an toàn- thân thiện và hạnh phúc trong nhà trường, như sau:
Giải pháp 1: Thay
đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên
Thực
hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre, năm học 2023-2024
là năm học tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non (GDMN) theo Thông
tư số Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình
Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi
Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo Đối
với trẻ mầm non “Chơi mà học, học bằng
chơi”, là một quan điểm xuyên suốt trong các hoạt động, với chương
trình này luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên có sự tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự
bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của bản thân để đáp ứng nhu cầu, hứng
thú, phát huy tính tích cực của trẻ, đồng thời giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm,
kĩ năng cần thiết cho bản thân.
Trước
đây, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong học
tập cho trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa
đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Lãnh đạo nhà trường là người gần
gũi, là nơi để cán bộ giáo viên trong nhà trường thấy tin tưởng để chia sẻ những
ý nghĩ hay, sáng tạo, chia sẻ về tâm tư, nguyện vọng của mình. Và bản thân chúng
tôi đã thay đổi trước, chúng tôi thay đổi cách đánh giá giáo viên và trẻ. Thay
vì áp đặt ý kiến chủ quan của mình, chúng tôi cho giáo viên thỏa sức sáng tạo,
giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có
định hướng.
Ví dụ
như: Khi xây dựng dự kiến chương trình, chúng tôi giao cho các giáo viên của từng
tổ chuyên môn cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý, phù hợp với tình hình
thực tế của nhà trường, của địa phương, phù hợp với trẻ, phù hợp với chương
trình khung của Bộ, Sở, Phòng giáo dục đưa ra thì áp dụng thực hiện. Tôi không
áp đặt giáo viên phải theo ý mình, áp đặt ở điều này, khoản kia. Mọi người cùng
nhau trao đổi, bàn bạc với nhau để tìm ra phương án tối ưu nhất rồi thực hiện.
Nói cách khác là cùng nhau hợp tác để cùng nhau phát triển.
Lãnh đạo nhà trường quan tâm hơn
đến đời sống, môi trường làm việc của giáo viên.
Tôi phát động phong trào khi đến
trường các cô giáo đều ôm chào nhau vui vẻ, thể hiện cử chỉ thân mật, “yêu
thương” nhau khi đến trường. Như vậy sẽ làm cho không khí của trường học luôn
vui vẻ, đồng nghiệp luôn yêu thương, đoàn kết với nhau nhau, mọi điều giáo viên
không hài lòng về nhau sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó sẽ thắt chặt thêm tình đồng
nghiệp, tăng mối đoàn kết nội bộ trong nhà trường. Trong những năm học qua đến
nay trường chúng tôi không có tình trạng bạo lực trẻ xảy ra trong nhà trường,
đó cũng là một chút thành quả nhờ biện pháp này đem lại.
Có như vậy các cô giáo mới làm
việc hết tâm của mình, nhiệt huyết với nghề và trách nhiệm với nhà trường.
Với nhiệm vụ đặt ra, xây dựng “Ngôi trường hạnh phúc - ngôi trường đầy ắp
niềm vui và những nụ cười” thì cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường luôn phải
cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, lúc đó những đứa trẻ sẽ thấy hạnh phúc, thích đi học,
yêu cô và các bạn. Để làm được điều đó, tôi đã luôn sát sao chăm lo đời sống
cho cán bộ giáo viên, nhân viên ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo ra bầu
không khí làm việc vui tươi, tâm huyết với công việc. Tích cực đổi mới sáng tạo
trong phương pháp quản lý, tác phong làm việc, ứng dụng hiệu quả công nghệ
thông tin trong quản lý nhà trường. Tôn trọng và tạo điều kiện tốt cho mỗi cá
nhân được phát huy tố chất bản thân,
Giải pháp 2: Xây dựng môi
trường đẹp, thân thiện, an toàn, hạnh phúc
Xây
dựng môi trường hạnh phúc giúp cho trẻ chơi bằng học, học bằng chơi. Từ đấy trẻ
sẽ hứng thú hơn vào các hoạt động học. Tôi có suy nghĩ để trẻ được hạnh phúc
khi đến lớp, người đầu tiên là giáo viên. Vì giáo viên có hạnh phúc khi truyền
đạt thông điệp niềm hạnh phúc đến các con thì các con mới cảm thấy hạnh phúc.
Vì
vậy chúng tôi luôn chỉ đạo các cô xây dựng môi trường hạnh phúc theo từng chủ
đề. Chỉ đạo cho giáo viên tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi - khám phá, phát hiện
nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá
nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần
được hình thành.
Trong
các cuộc họp Hội đồng, chuyên môn, tôi luôn chỉ đạo nhắc nhở các cô luôn đảm
bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ, nơi đó trẻ được bảo vệ, yêu thương,
tôn trọng trong tập thể cũng như mỗi cá nhân, và được xây dựng trong suốt quá
trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tham
gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, năng
động, cởi mở, chủ động hơn trong mọi hoạt động.
Kích
thích tính tích cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến
việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu
trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất
bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình.
Trong
quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng xây dựng, cùng
chơi gia đình, bác sĩ … trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia
đình, cộng đồng, qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách
lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành
tính tập thể và đoàn kết ở trẻ.
Xây
dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, đa dạng, phong phú trong trường
mầm non góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa
giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. Hơn thế nữa, nó còn được ví như người
mẹ thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi
và hoạt động của trẻ, qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển
toàn diện.
Những
khu vực không an toàn cho trẻ trong nhà trường như: Cầu trượt, nhà vệ sinh chúng tôi
luôn theo dõi chặt chẽ nhắc nhở giáo viên khi cho trẻ hoạt động.
Luôn
chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của
các con chúng tôi luôn chỉ đạo giáo viên chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ
dùng chất tẩy rửa để lên kệ cao, chậu, thùng luôn úp khô không chứa nước trong
nhà vệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng
nơi quy định.
Giải pháp 3: Xây dựng môi trường học tập an toàn về thể
chất và tinh thần dành cho trẻ
Tại Trường mầm non Khai Trí mục tiêu hướng tới trong xây dựng
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện đó là “Mỗi ngày đến trường
là một ngày vui”.
Ngay từ đầu năm học tôi tiếp tục cải tạo, xây dựng môi trường vật chất
bên ngoài, tiếp tục cải tạo môi trường tại các khu vực trong sân trường sao cho
đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ. Tôi chỉ đạo giáo viên trang trí hình ảnh không
chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với
chủ đề, với từng góc chơi, với nội dung chơi của trẻ. Để thỏa mãn nhu cầu chơi,
kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ giáo viên không chỉ trang trí
trong lớp học mà còn trang trí khu vực hiên chơi, lan can, cửa ra vào lớp có
hình ảnh trái tim, nốt nhạc, đôi tay,… để trẻ lựa chọn chào hỏi thân thiện khi
đến lớp và thiết kế các trò chơi
sao cho phát huy tối đa được tính tích cực ở trẻ.
Theo đó, để đạt mục tiêu đề ra, ngay từ đầu mỗi năm học, nhà
trường đã quán triệt, triển khai đầy đủ các văn bản về xây dựng môi trường giáo
dục an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích đến toàn thể cán bộ, giáo viên và
nhân viên. Kiểm tra, rà soát, sửa chữa kịp thời CSVC bị hư hỏng, loại bỏ các
yếu tố gây mất an toàn cho trẻ. Trong các hoạt động giáo dục, ban giám hiệu
luôn nhắc nhở đội ngũ giáo viên phải ân cần, gần gũi, yêu thương trẻ, chăm sóc
trẻ tận tình, chu đáo, thân thiện để trẻ tự tin, yêu trường, yêu lớp; tuyệt đối
không dùng bất kỳ một hình thức phạt nào ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý trẻ.
Bên cạnh đó, tôi luôn quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo
viên trong mọi hoàn cảnh phải bảo đảm an toàn cho trẻ, nói không với bạo lực
học đường. Nhờ đó, nhiều năm học qua, 100% trẻ học tập tại trường được bảo đảm
an toàn tuyệt đối cả về thể chất và tinh thần.
Giải pháp 4: Xây
dựng ngôi trường để trẻ thực sự là “trung tâm”, trẻ được yêu thương, hạnh
phúc
Năm học 2023-2024, là
năm tiếp theo trường tôi áp dụng phương pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”,
trẻ được quan tâm và tự tin thể hiện hết khả năng của mình.
Để xây dựng được
trường học hạnh phúc không thể không xây dựng lớp học hạnh phúc. Lớp học là nơi
hằng ngày trẻ học tập, vui chơi, trải nghiệm.
Vào đầu năm học, tôi
chỉ đạo cho giáo viên trang trí lớp theo quan điểm: “Lấy trẻ làm trung tâm”.
Trang trí lớp sao cho vừa tầm với trẻ, các hình ảnh trang trí ở các góc phải
gần gũi, màu sắc phù hợp với độ tuổi mầm non.
Để trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi”, trẻ được tiếp thu, lĩnh hội kiến thức thông qua các trò chơi, trải
nghiệm; trẻ được hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời, cô giáo thiết lập được mối quan hệ
tốt với trẻ, tạo cho trẻ cảm thấy được an tâm, tin tưởng và cảm thấy được yêu
thương. Trẻ được đắm mình trong môi trường an toàn, tràn ngập sự yêu thương,
trẻ tự tin thể hiện hết khả năng của mình.
Tạo môi trường giáo dục công bằng, an toàn, thân thiện, lành mạnh, kích
thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ taị trường.
Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên và
cha mẹ trẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát
triển toàn diện cho trẻ.
Huy động sự tham gia của gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất trong thực
hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Tiếp tục khai thác tăng cường thiết kế khung cảnh sư phạm thân thiện
sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn.
Tổ chức các hoạt động vui chơi theo tiêu chí “Lấy trẻ làm trung tâm”;
xây dựng mô hình mới.
Trang trí bổ sung và tận dụng các khu vực chơi của trường và các phòng
chức năng sẵn có của trường để tạo các khu vực chơi phù hợp với điều kiện thực
tiễn của địa phương và nhà trường.
Chú trọng việc tạo môi trường trong, ngoài lớp cho trẻ hoạt động thực tiễn,
đồng bộ, khoa học, thẫm mỹ, độc đáo, hiện đại mang tính mới lạ và an toàn cho
trẻ.
Các trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi, không gian trong lớp, ngoài sảnh hè, khu vực vệ sinh đề phục vụ
cho việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày của trẻ đề được xây dựng
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nhằm mục đích phát triển toàn diện về: thể chất;
trí tuệ; thẩm mĩ; đạo đức; xã hội. Thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết
của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Từ cách trang trí đó mà
trẻ hoạt động tích cực, hứng thú, say mê, không còn nhàm chán, rập khuôn, máy
móc như trước nữa.
Qua các giờ học, giờ
chơi, các hội thi, dịp lễ hội mà nhà trường tổ chức như: “Lễ khai giảng đầu năm
học”, “Vui Hội trung thu”, hội thi “Thể thao vui”, văn nghệ “Mừng Đảng, mừng
xuân” là cơ hội để trẻ được thể hiện khả năng của mình, trẻ được tham gia biểu
diễn, rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động. Đây cũng là dịp để gia
đình và nhà trường tham gia cùng trẻ, thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang
đến cho trẻ những sân chơi bổ ích, nhiều ý nghĩa.
Ngay cửa ra vào, các
giáo viên đã nghiên cứu tìm tòi và trang trí các hình ảnh yêu thương như: bắt
tay, trái tim, ôm nhau...Mỗi buổi sáng khi trẻ vừa đến của lớp, trẻ sẽ chọn cho
mình một biểu tượng và thể hiện hành động phù hợp với biểu tượng đó.
Giải
pháp 5: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các đoàn thể
Hướng tới xây dựng ngôi trường an toàn- thân thiện và hạnh
phúc, các lớp học tại Trường mầm non Khai Trí luôn được các cô sắp xếp ngăn nắp
gọn gàng tạo không khí vui tươi phấn khởi cho các em mỗi khi đến lớp. Trong quá
trình học tập, phụ huynh thường xuyên được quan sát, trao đổi thông tin với các
cô, nhà trường và phụ huynh qua các kênh như: website, trang fanpage, group lớp,
sổ liên lạc để nắm được các thông tin và kết quả học tập của con em mình.
Nhà trường luôn tích cực lắng nghe và thu thập thông tin từ
phụ huynh học sinh, cộng đồng xã hội. Sau mỗi giai đoạn, nhà trường sẽ tổ chức
họp các tổ, bộ phận rút kinh nghiệm, cùng lắng nghe ý kiến của cán bộ giáo
viên, nhân viên nhà trường trong quá trình thực hiện; đồng thời đáp ứng những đề
xuất cần thiết hoặc hỗ trợ kịp thời tháo gỡ những vướng mắc. Đánh giá đúng thực
trạng các nội dung đã đạt được và các nội dung còn hạn chế từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm và đề ra các mục tiêu phát triển tiếp theo sát với thực tế, từ đó
hoàn thiện mọi hoạt động trong nhà trường.
Công tác xã hội hóa giáo dục là việc làm cần thiết để khuyến
khích và huy động mọi nguồn lực tham gia vào giáo dục. Các năm học qua, nhà trường
đã xây dựng nhiều hoạt động khuyến khích phụ huynh học sinh cùng tham gia với
con nhằm tạo cơ hội cho cha mẹ và các con gắn bó, hiểu nhau, để các bé cảm thấy
được yêu thương hơn. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường
với các cơ quan đoàn thể địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng dân
cư trong khu vực.
3.3 Khả năng áp dụng giải pháp:
Đây là đề tài được bản thân tôi
tự học hỏi, tự tìm tòi tự học tập, rút kinh nghiệm qua quá trình làm công tác
quản lý tại trường. Bên cạnh đó tôi còn tạo khả năng lợi thế sở thích của mọi trẻ cần được hiểu,
tôn trọng và được yêu thương.
Qua thực tế bản thân tôi nhận thấy kinh
nghiệm trên đã giúp công tác tổ chức các hoạt động cho trẻ tại trường đạt hiệu
quả cao. Trẻ luôn mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, năng động, sáng tạo trong đó
có sự đóng góp rất nhiều từ các các bậc phụ huynh, vì vậy phụ huynh luôn
ủng hộ và sẵn sàng kết hợp cùng cô giáo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các tiết học
tạo ra một môi trường học tập đẹp, xanh, sạch thoáng mát ...
Thu hút được nhiều sự quan tâm và ủng hộ
nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Và trong năm học này chúng tôi đã làm công
tác xã hội hóa giáo dục, vận động phụ huynh kết hợp cùng cô giáo thiết kế làm đồ
dùng, đồ chơi.
Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục an
toàn- thân thiện - Hạnh phúc tại trường đã tạo ra một không gian mở cho trẻ,
khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một môi trường tốt cảm
thấy tự tin, thoải mái về thể chất lẫn tinh thần thể hiện hết bản thân của
mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh
phúc, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc.
Tạo cơ hội cho trẻ tích cực
hoạt động. Trẻ tham gia vào hoạt động phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú
cá nhân. Sử dụng hiệu quả những cơ hội học bất chợt xảy ra trong cuộc sống và
thói quen hàng ngày để hướng dẫn kỹ năng, kiến thức và thái độ cho trẻ.
Hỗ trợ trẻ phát triển
thành công so với chính bản thân trẻ. Sự mới mẻ mỗi ngày của môi trường để có
thể tác động đến trẻ, thu hút trẻ, kích thích sự hứng thú khám phá hoạt động của
trẻ, dẫn đến sự tích cực trong nhận thức và tư duy linh hoạt của trẻ.
Nên khả năng áp dụng tại đơn vị tôi công tác và có thể
chia sẽ đến các bạn đồng nghiệp để cùng học hỏi trao đổi kinh nghiệm
3.4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu
được do áp dụng giải pháp:
* Về phía trẻ:
Hình thành cho trẻ những mối quan hệ gần gũi yêu thương với
trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội. Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt
động, kỹ năng được củng cố, khả năng sáng tạo được thể hiện rõ rệt. Trẻ mạnh
dạn tự tin trong giao tiếp.
Trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện, cởi
mở cuốn hút trẻ và trẻ rất thích thu khi được đến trường, lớp.
* Về phía giáo viên:
Bản thân chúng tôi đã rút được rất nhiều kinh nghiệm và bước đầu
chúng tôi đã thành công xây dựng được trường học an toàn và hạnh phúc, tạo
được môi trường thân thiện cho trẻ.
Chúng tôi đã lan tỏa được ý tưởng cho giáo viên về xây dựng trường
học an toàn- thân thiện và hạnh phúc.
* Về phía phụ huynh:
Phụ huynh rất tin tưởng và hưởng ứng cùng với cô giáo. Nhiệt tình
sưu tầm ủng hộ cô giáo và nhà trường những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương,
đóng góp kinh phí tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học tạo nên sự
phong phú, đa dạng, giàu sự ấm áp, yêu thương và chia sẻ. Qua thực tế áp dụng
các biện pháp trong sáng kiến chúng tôi nhận thấy. “Xây dựng trường mầm non an toàn- thân thiện và hạnh phúc” là xây dựng môi trường, mang tính thực tiễn
và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục. Yêu
thương hơn nữa giữa bạn bè đồng nghiệp, giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ,
trẻ với phụ huynh, phụ huynh với giáo viên…xây dựng một môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện; và tôn trọng.
3.5 Tài liệu kèm theo gồm: