sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trong trường mẫu giáo phòng tránh bị xâm hại.
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG
KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6
tuổi trong trường mẫu giáo phòng tránh bị xâm hại.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chăm sóc- giáo dục trẻ ngành học mầm non
3. Mô tả bản chất sáng kiến:
3. 1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện nay tình trạng trẻ em bị xâm hại xảy
ra ở mọi quốc gia trên thế giới, trên thực tế xã hội phát triển kéo theo hàng
loạt các tệ nạn xã hội: Nạn bắt cóc, buôn người, đặc biệt nạn xâm hại thân thể
trẻ em xảy ra cả ở bé trai và bé gái, cả trẻ ở lứa tuổi mầm non diễn ra ngày
càng phổ biến. Vì vậy, giáo dục giới tính có vai trò quan trọng đến tâm sinh
lý, sự phát triển và tương lai của trẻ. Nhưng thực tế hiện nay vẫn có rất nhiều bố mẹ e ngại khi nhắc
đến chuyện này. Việc giáo dục giới tính cho trẻ là việc rất cần thiết
nhằm bảo vệ cho trẻ trước nguy cơ bị xâm hại. Tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức
cao đang là mối lo trăn trở của ngành, của giáo viên và toàn xã hội. Đề bảo vệ trẻ em
không bị xâm hại là một trong những việc cần thiết hiện nay;
Từ
nhỏ trẻ đã được bố mẹ bao bọc và bảo vệ trong môi trường an toàn nhưng do còn
thiếu sự hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu sự chia sẻ về
vấn đề giới tính với trẻ em;
Nhiều chuyên gia tâm lý về trẻ em cho rằng, nên giáo dục giới tính cho trẻ
ở độ tuổi mầm non. Giáo dục giới tính và giáo dục tình dục hoàn toàn khác nhau.
Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Khi trẻ lên 3, bố mẹ hãy
dạy con tên gọi về các bộ phận trên cơ thể, kể cả vùng nhạy cảm. Cụ thể như
ngực, mông, bộ phận sinh dục… Với các bé 5 tuổi, cần phải biết em bé được tạo
ra như thế nào?
Sở dĩ, nhà trường và ba mẹ nên dạy cho con biết về những kiến thức này ở độ
tuổi mầm non. Bởi vì, trong cuộc sống hiện nay, tỉ lệ trẻ dậy thì sớm rất cao.
Việc giáo dục giới tính giúp các em biết bảo vệ, chăm sóc bản thân. Đồng thời,
tránh được các nguy hiểm về xâm hại hoặc có con ngoài
ý muốn… Bởi thế việc giáo dục đúng cách và toàn diện cho
trẻ ngay khi bước vào bậc học mầm non là vô cùng quan trọng và cần được quan
tâm;
Nhận thức được tầm quan trọng của
việc dạy trẻ phòng chống xâm hại cơ thể và mong muốn để 100% trẻ của trường mẫu giáo nơi tôi đang
công tác được an toàn, có kỹ năng tốt trong việc phòng tránh bị xâm hại thân thể
tôi đã nghiên cứu và đưa ra sáng kiến: “Một số biện pháp giúp
trẻ 5-6 tuổi trong trường mẫu giáo phòng tránh bị xâm hại”; Hôm nay tôi xin chia sẻ những giải pháp của tôi như sau:
a) Thuận lợi
* Về phía nhà trường
Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát xao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi
dưỡng cho chuyên môn. Thường xuyên phát động phong trào thi đua khích lệ giáo
viên trong trường năng động, sáng tạo tăng cường đưa kỹ năng sống, kỹ năng tự
bảo vệ bản thân vào các buổi hoạt động trong ngày.
* Về giáo viên
Tôi được phân công dạy lớp lá 5-6 tuổi, với tinh thần nhiệt
huyết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Với tình yêu nghề mến trẻ, hăng say
trong công việc tôi luôn nghiên cứu tìm tòi phương pháp giáo dục để trẻ lĩnh
hội được kiến thức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất thông qua hoạt động dạy kỹ
năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ.
* Về trẻ
Trẻ đã học qua từ lớp mẫu giáo bé nên đã có kiến thức
và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế
giới xung quanh trẻ;
Đa số các con đều ngoan, có nề nếp tốt, khả năng tiếp
thu nhanh;
Các con rất mạnh dạn tự tin trong hoạt động, tích cực
trong mọi hoạt động.
* Về phụ huynh
Đa số bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc học của các
con, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động học của nhà trường - lớp; Luôn luôn được
sự quan tâm, chia sẻ và ủng hộ của phụ huynh.
b. Khó khăn
* Về giáo viên
Giáo viên đôi khi còn sợ nói về vấn đề xâm hại tình
dục trước trẻ;
Chưa có nhiều tài liệu, sách báo về giáo dục kỹ năng
phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ để giáo viên nghiên cứu.
* Về học sinh
Đa số trẻ chưa biết về giới tính, chưa biết ai là
người được phép chạm và không được chạm vào vùng kín của mình;
Trẻ chưa được bố mẹ, cô giáo dạy về giới tính, chưa
hiểu việc bị xâm hại tình dục là gì.
* Về phụ huynh
Nhiều gia đình luôn bao bọc, nuông chiều, cho con tiếp
xúc với mạng internet, tiếp xúc với người lạ nơi công cộng, chưa quan tâm dạy
con về giới tính và những kỹ năng phòng chống, tự bảo vệ bản thân nên kinh
nghiệm ứng phó còn hạn chế. Khó khăn cho trẻ khi có tình huống bất ngờ xảy ra;
Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc dạy về giới
tính và kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, cho rằng
lứa tuổi này còn quá nhỏ để học;
Một số phụ huynh khác thì quá lạm dụng mạng internet,
cho con chơi tự do ở những nơi công cộng mà không dạy con cách tiếp xúc và đề
phòng người lạ.
3. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công
nhận
a) Mục đích của giải pháp
Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về giới tính, vùng
nhạy cảm;
Giúp trẻ tự tin, biết cách tự phòng tránh, tự bảo vệ
mình và cách ứng phó với những tình huống bất trắc xảy ra khi gặp nguy hiểm;
Hình thành một số kỹ năng phòng vệ, kêu gọi sự giúp
đỡ, nói lên ý kiến khi bị đe dọa;
Tuyên truyền với các bậc phụ huynh cùng phối hợp với
giáo viên để dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục;
Đề ra những biện pháp hữu ích, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của từng trẻ.
b) Nội dung giải
pháp
Tính mới của giải pháp so với giải pháp cũ đã được áp
dụng:
Không
chỉ riêng với người lớn mà các bé cũng rất xấu hổ khi cô giáo hoặc người lớn nhắc đến
vấn đề này. Do đó, khi cung cấp các kiến thức này với trẻ. Cô giáo nên lựa chọn từ ngữ tế nhị, khoa học,
phù hợp với trẻ. Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc trang bị cho
mình kiến thức về giới tính;
Hơn
nữa, trong cuộc sống nếu có điều gì thắc mắc, hãy mạnh dạn hỏi và sẽ được giải
đáp;
Giáo
dục giới tính cho con ở độ tuổi mầm non rất cần thiết. Vì thế, bố mẹ hãy dạy
con những kiến thức này một cách nghiêm túc. Không nên e ngại, bảo thủ khi nói
chuyện về giới tính với con. Nếu không, chính bố mẹ là người đẩy con vào những
rủi ro, nguy hiểm của “vòng xoay” tuổi mới lớn.
Cách thức thực hiện, các bước thực hiện:
Biện pháp 1: Khảo
sát và đánh giá kỹ năng của trẻ
Tiêu chí đánh giá
Trẻ biết thế nào được gọi là vùng kín;
Ai được phép chạm vào vùng kín;
Biết 1 – 2 cách để phòng tránh xâm hại tình dục;
Phụ huynh đã quan tâm giáo dục giới tính cho trẻ;
* Sau khi khảo sát đánh giá trên 31 trẻ độ tuổi 5-6
tuổi của lớp, tôi có kết quả:
STT
|
Nội dung khảo sát
|
Tổng số trẻ
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Số
trẻ
|
Tỉ
lệ %
|
Số trẻ
|
Tỉ
lệ %
|
|
1
|
Trẻ biết thế nào được gọi là vùng kín
|
31
|
15
|
48,38
|
16
|
51,62
|
|
2
|
Ai được phép chạm vào vùng kín
|
31
|
14
|
45,16
|
46j 17
|
54,84
|
|
3
|
Biết 1 – 2 cách để phòng tránh xâm hại tình dục
|
31
|
10
|
32,25
|
21
|
67,75
|
|
|
Phụ huynh đã quan tâm giáo dục giới tính cho trẻ
|
31
|
17
|
54,84
|
14
|
45,16
|
|
* Nhận xét:
- Đa số trẻ chưa
biết thế nào được gọi là vùng kín, chưa
biết cách phòng tránh xâm hại tình dục
- Nhiều phụ
huynh còn chủ quan, cũng như chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng
phòng tránh xâm hại cho trẻ
- Trẻ bị ảnh
hưởng bởi cuộc sống hiện đại quá nhiều, về nhà các bé chỉ xem ti vi, điện
thoại, các trò chơi điện tử
=> Kết quả
khảo sát trên trẻ và phụ huynh về kĩ năng phòng tránh xâm hại là quá thấp.
Biện pháp 2: Cung
cấp những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết để giáo dục trẻ tự bảo vệ
* Cha mẹ cần dạy cho trẻ những kĩ năng phòng chóng xâm
hại ngay từ khi còn bé
Có thể nói các bậc phụ huynh là lực lượng có vai trò và
tầm quan trọng lớn nhất trong quá trình. Các bậc phụ huynh cần dạy cho con em
mình những kỹ năng phòng tránh xâm hại ngay từ khi còn nhỏ để có thể hạn chế
tối đa nguy cơ bị lạm dụng.
Tùy theo độ tuổi và sự hiểu biết của các bé mà cha mẹ có thể dạy cho bé những
kỹ năng dù đơn giản nhất nhưng vẫn có thể tạo được hiệu quả bất ngờ giúp các bé
tự bảo vệ mình;
* Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm
Cô dạy cho trẻ kiến thức về
giới tính của mình: Con là bạn trai hay bạn gái? Giải thích rõ cho các con biết
một số đặc điểm rõ nét phân biệt bạn trai, bạn gái. Nếu là trai thì phải như
thế nào? Trang phục như thế nào cho phù hợp;
Kỹ năng đầu tiên mà chúng ta nên dạy cho trẻ là kiến
thức về giới tính và 4 vùng nhạy cảm trên cơ thể là: miệng, ngực, vùng giữa hai
đùi và mông. Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được
sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Cha mẹ cần
dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các
bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu
trẻ không thích.
* Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
Cần dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ
ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp,vuốt ve nếu trẻ không
thích;
Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không
được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và
phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
* Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì
các bậc phụ huynh cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người
khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để
tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
* Tránh xa người lạ mặt
Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt
chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý
của cha mẹ;
Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm
có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi
vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.
* Quy tắc bàn tay giao tiếp
Cha mẹ cần dạy bé biết quy tắc bàn tay giao tiếp (mỗi
ngón tay là 1 quy tắc) sau đây:
- Ôm hôn (ngón cái): Chỉ dùng với những người thân
ruột thịt trong nhà như: anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà;
- Khoác tay, nắm tay với họ hàng, thầy cô, bạn bè
(ngón trỏ);
- Bắt tay khi gặp người quen biết (ngón giữa);
- Vẫy tay nếu gặp người lạ (ngón áp út);
- Xua tay (ngón út) để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy
dạy trẻ phải biết xua tay không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu
cứu, báo động và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ
thân mật khiến trẻ bất an, khó chịu.
* Không cho người lạ mặt vào nhà
Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ tuyệt đối không
được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi
một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo
dõi của bố mẹ.
* Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của
người khác
Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn
nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ
tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn, cầu cứu
người xung quanh;
Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự
phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử
dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy, chỉ có thể dùng sự thông minh và
những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn;
Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện
thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp
khẩn cấp.
* Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc
không thích bất kỳ người nào
Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay
lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường
hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và
người thân biết;
Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ
người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé
không thích hay có những hành vi đụng chạm
Biện pháp 3: Giáo
dục trẻ các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục thông qua việc tổ chức các
hoạt động
Tôi đã chủ động lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ
năng phòng chống xâm hại thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, cũng
như tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ. Tạo tình huống cho trẻ xử lý.
*Hoạt động vui chơi
Đối với trẻ lứa tuổi này, trẻ học mà chơi, chơi mà
học, trong giờ chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau
trong cuộc sống của người lớn. Tôi đã tiến hành lồng ghép kỹ năng phòng chống
xâm hại vào hoạt động vui chơi, qua đó trẻ được thực hành, tự giải quyết vấn đề
khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Từ đó rèn luyện kỹ năng tự biết bảo vệ bản
thân, phòng chống xâm hại tình dục. Trong giờ hoạt động góc, trẻ tự phân vai,
tự thỏa thuận vai chơi với các bạn chứ cô giáo không hề áp đặt. Khi chơi trẻ
còn được phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, biết hợp tác với bạn để giải
quyết những vấn đề xảy ra trong thực tế;
Tôi đặt ra tình huống 1 bạn đóng vai người
lạ lại gần và cho bé kẹo, đồ chơi, sau đó có hành động ôm bạn mình, thì các bé
phải làm sao?
Các bé đã biết đẩy bạn mình ra, xua tay và
đuổi người lạ đi
Trong quá trình chơi, chúng tôi quan sát, hướng dẫn,
gợi ý để trẻ có thể tự giải quyết vấn đề khi không có người lớn bên cạnh;
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hay giao lưu với
lớp bạn, chúng tôi luôn giáo dục các con kỹ năng giữ an toàn cá nhân, kỹ năng
tránh xa với người lạ mặt, không quen biết. Biết gọi sự trợ giúp từ những người
đáng tin cậy như bác bảo vệ, chú công an, các cô bán hàng quanh khu vực đấy…
* Hoạt động học tập
Tôi lồng ghép 1 số tiết học giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại vào chương trình học của trẻ. Tôi trang bị cho trẻ thêm một số
kiến thức về giới tính, dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay và dạy trẻ một số kỹ năng tự
bảo vệ mình phòng chống xâm hại. Qua bài học, trẻ biết giới tính và những vùng
kín của bản thân, biết có hành vi thân mật với từng người khác nhau. Với mỗi
một kỹ năng phòng chống xâm hại, chúng tôi đều cho cá nhân hoặc nhóm trẻ
lên thực hành để trẻ ghi nhớ một cách chủ động và khắc sâu nhất.
Biện pháp 4: Phối
hợp với phụ huynh
Trên thực tế nhiều phụ huynh chưa chú ý đến việc rèn
luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ. Chính vì vậy mà tôi phải tuyên truyền đến
các bậc phụ huynh để họ hiểu tầm quan trọng của việc giáo dục, rèn luyện các kỹ
năng tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, phương pháp dạy
trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, tự nhiên. Việc tuyên
truyền đến các bậc phụ huynh được tiến hành trong giờ đón, trả trẻ, thông qua
bảng tuyên truyền, thông qua việc mời phụ huynh tham quan lớp hay thông qua
buổi họp phụ huynh. Cụ thể:
Thông qua giờ đón trẻ, tôi đã trao đổi với phụ huynh
về tình hình sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như
những kỹ năng của trẻ để cùng phụ huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong
các hoạt động;
Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con,
phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách
tự lập, tự bảo vệ bản thân , nhận biết những mối nguy hiểm
từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách
trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thức tế. Chính vì vậy,
cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân;
Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình.
Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng
như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của
bố mẹ, làm hết tất cả mọi việc cho con. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào
cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu;
Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm
hại, thủ phạm lại chính là người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen
biết. Chính vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình
huống xấu có thể gây hại cho trẻ và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô
giáo phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ
quan, bộ phận trên cơ thể. Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi
có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản
kháng và tự bảo vệ bản thân;
Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý
những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo
tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết, không áp đặt, cấm đoán trẻ;
Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta
nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không
được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào?
Ví dụ: Trong lớp có 1 bạn hay có thói quen
sờ vào vùng kín của mình, thay vì la mắng bé thì chúng ta nên nhẹ nhàng giải
thích cho bé hiểu, con không nên sờ vào vì đây là vùng riêng tư của con, nếu
con sờ vào sẽ làm viêm nhiểm, làm đau nó.
Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình
huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức
kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với
những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho
trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết tự bảo vệ mình trong cuộc
sống sau này.
Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo
trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ:
- Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ;
- Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của
mình;
- Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp
có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi;
- Không vội vàng phê phán đúng, sai mà kiên trì
giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình;
Thông qua bảng tuyên truyền với phụ huynh: Bảng được
thiết kế đẹp, kích thước to rõ, các phụ huynh có thể đọc, quan sát theo dõi dễ
dàng. Đây là nơi trao đổi thông tin với phụ huynh rất hiệu quả. Theo từng nội
dung chúng tôi có đánh máy nội dung giáo dục các kỹ năng cần thiết cho trẻ mà
cô đang dạy trẻ ở trên lớp để phụ huynh cùng dạy trẻ và cùng rèn luyện;
Chúng tôi tạo nhóm zalo của lớp và gửi các bài tuyên
truyền đến phụ huynh để phu huynh có thể theo dõi dễ hơn;
Chúng tôi trao đổi và giới thiệu cho các phụ huynh
những ấn phẩm về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua sách và báo, các
chương trình hay diễn đàn đề cập đến vấn đề này.
3. 3. Khả
năng áp dụng của giải pháp
Với giải pháp đưa ra, mong muốn rằng sẽ hiệu quả
trong việc phòng chống vấn nạn xâm hại tình dục như hiện nay, sau cho các bé
đến trường đều được an toàn, khỏe mạnh, một tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên ,
đáng yêu đúng với lứa tuổi của trẻ; giải pháp này được áp dụng trên tất
cả các khối và tôi nghĩ nó sẽ đem lại kết quả cao.
3. 4. Hiệu
quả lợi ích dự kiến thu được do áp dụng giải pháp
a/ Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề bài, dần dần việc
giáo dục về giới tính, xâm hại đã được thực hiện từ trong gia đình và được nhà
trường, cô giáo phát triển dần theo lứa tuổi. Vấn đề an toàn cho trẻ đã tạo
được sự quan tâm và hợp tác của cả cộng đồng. Xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh từ gia đình, nhà trường và xã hội.
b/ Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến
Qua một việc thực hiện các hình thức đó tôi thấy trẻ
lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về việc hình thành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân
phòng chống xâm hại tình dục như: tự tin, bình tĩnh để giải quyết các tình
huống gặp phải trong cuộc sống; có sự nhanh nhạy, phản ứng kịp thời khi bị
người lạ tiếp xúc; biết nhờ sự giúp đỡ từ người xung quanh, chia sẻ với cha mẹ
khi gặp phải nguy cơ bị xâm hại, biết cùng nhau giúp đỡ và giải quyết vấn đề; Trẻ
tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minh rằng việc
vui chơi bằng các trò chơi, các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm cùng
với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng
bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục một cách hiệu quả. Trẻ đã biết
chuyển hóa từ suy nghĩ thành hành động, từ hành động thành kỹ năng. Và những kỹ
năng tự bảo vệ bản thân đó sẽ phát triển bền vững, theo trẻ đến suốt đời.