SKKN:Biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi
phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ở trường mầm
non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số :……………………………
1.
Tên sáng kiến: “Biện pháp giúp trẻ 5 - 6
tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ở trường
mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng
sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy
3. Mô tả bản chất của
sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải
pháp đã biết:
Phát triển ngôn
ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Giáo dục mầm non.
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò
quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn là phương
tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư
duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Đối với trẻ mầm non nói chung
và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu,
hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca, những câu chuyện cổ
tích, thần thoại luôn hấp dẫn trẻ và sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Chính vì vậy,
cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất, giúp trẻ tiếp
cận làm quen và mở rộng hiểu biết với thế giới xung quanh của trẻ. Thông qua việc
dạy trẻ kể chuyện sáng tạo làm phong phú thêm đời sống tinh thần trẻ, đáp ứng
được nhu cầu giao tiếp của trẻ, giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng
tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện,
ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ
biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó… bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
Trường chúng tôi
thuận lợi ở chỗ giáo viên trẻ, có nhiều phương pháp hay trong giảng dạy và hết
mực yêu nghề. Thế nhưng, từ trước tới nay đa số giáo viên mầm non nói chung và
giáo viên trường chúng tôi nói riêng chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc kể
chuyện sáng tạo đối với sự phát triển của trẻ. Giáo viên ít đưa hoạt động kể
chuyện sáng tạo vào hoạt động học, chủ yếu là dạy trẻ các bài thơ và câu chuyện
theo sách, chưa linh hoạt tổ chức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, ít quan tâm về khả
năng sáng tạo của trẻ và tìm tòi nghiên cứu, hình thức dạy cũng như đồ dùng trực
quan chưa đa dạng, chưa lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Vì vậy, trẻ ít tiếp cận với kể
chuyện sáng tạo và chưa phát huy được tính sáng tạo của bản thân. Trước đây,
công tác tuyên truyền phụ huynh giáo viên thường tuyên truyền cách chăm sóc sức
khỏe, cách dạy con học toán, chữ cái,… ít khi tuyên truyền phụ huynh nội dung cụ
thể, rõ ràng về rèn luyện cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua kể chuyện sáng
tạo tại nhà. Để kể được chuyện sáng tạo đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú,
các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập
trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được một cách có hệ
thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hằng ngày.
Nội
dung
|
Kết
quả khảo sát đầu năm
|
Số
trẻ
|
Tỷ
lệ %
|
Trẻ phát âm đúng, to, rõ
ràng, mạch lạc
|
20/37
|
54,1
|
Phát âm câu phức.
|
18/37
|
48,6
|
Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong việc kể lại chuyện.
|
25/37
|
67,1
|
Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh (kể chuyện sáng tạo)
|
20/37
|
54,1
|
Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo.
|
18/37
|
48,7
|
Trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
|
15/37
|
40,1
|
Trẻ học được lễ giáo, có cách xử phù hợp với mọi người xung
quanh.
|
28/37
|
76.7
|
Từ những những
khó khăn tôi đã chọn đề tài “Biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi
phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ở trường mầm
non” nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, phát triển ngôn ngữ của trẻ
mầm non hiện nay.
2.
Nội dung biện pháp
*Mục đích biện pháp
Thông qua việc dạy trẻ kể chuyện
sáng tạo giúp cho trẻ mầm non có nền tảng ngôn ngữ giúp trẻ dễ dàng giao tiếp với
mọi người và biết tự diễn đạt suy nghĩ của mình để khi trẻ bước sang tiểu học
trẻ sẽ học được tốt hơn đặc biệt là ở môn “Tiếng việt”.
Chính việc đọc kể chuyện đó sẽ tạo
tiền đề cho trẻ bước vào trường phổ thông được thuận lợi hơn; giúp trẻ phát triển
khả năng tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo; biết yêu quí cái đẹp và hướng tới cái
đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch
lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về một sự vật hay sự kiện
nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ.
Phát triển toàn diện cho trẻ mầm
non, giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, trẻ học được lễ giáo, ứng xử phù hợp
với mọi người xung quanh qua các câu chuyện mà trẻ đã được học.
*Tính mới biện pháp
Giúp trẻ hứng thú và phát huy
tính tích cực khi tham gia khi tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo. Giáo viên
phải đầu tư suy nghĩ tìm tòi, cần phải dành thời gian và sự sáng tạo cần cho trẻ
những gì tốt đẹp nhất trong điều kiện có thể, tạo điều kiện để trẻ thể hiện
trình độ học tập, sáng tạo, sáng kiến của mình.
3. Các biện pháp góp phần nâng cao chất
lượng công tác giảng dạy tại lớp/đơn vị.
Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ
làm kể chuyện sáng tạo
Tạo môi trường cho
trẻ hoạt động là rất cần thiết vì nó là cơ sở để tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ
mạnh dạn và tích cực tham gia vào hoạt động. Hiện nay, nếu giáo viên tạo được
môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ,
tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế, ngay từ đầu năm
học chúng tôi đã tận dụng mọi không gian ở trong lớp cũng như ngoài lớp học, đi
sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật
vào góc thư giãn, một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường.
Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận
động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc thư giãn cho trẻ hoạt động thường
ngày. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đã
giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó.
Hình ảnh tranh vẽ trên mảng tường
Từ đó trẻ biết vận
dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Ngoài việc tạo
những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to chúng tôi còn đi
sâu làm một số đồ dung trực quan cho trẻ hoạt động như: Tận dụng sách, báo cũ,
nắp chai, chai nhựa hộp sữa,… để làm thành một số con rối có bánh xe, có cử động
tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán
bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh, kể chuyện sáng tạo hoặc cắt rời các con vật
cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình.
Chúng tôi còn hướng dẫn trẻ cách tạo rối bóng bằng tay để các con có thể thỏa sức
sáng tạo mọi lúc mọi nơi.
Tùy theo chủ đề
cũng như nội dung của câu chuyện mà chúng tôi chọn đồ dùng cho trẻ hoạt động
phù hợp. Chúng tôi luôn khuyến khích, hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan
khi kể chuyện sáng tạo một cách hợp lí và khéo léo để cho câu chuyện trở nên hấp
dẫn, nhiều trẻ được tham gia và hoạt động kể chuyện sáng tạo sẽ không bị nhàm
chán. Qua cách nghĩ và làm như vậy chúng tôi đã tạo ra một góc thư giãn với đầy
đủ các loại về đồ dùng trực quan đa dạng, phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham
gia vào hoạt động và có nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo. Bên cạnh
đó, trong giờ hoạt động ngoài trời chúng tôi còn tận dụng những bức tranh tường
ở trong nhà trường bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về những đồ vật
hình ảnh ở ngoài lớp học, chúng tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể chuyện về
các con vật, đồ vật sẵn có, làm sân khấu cho trẻ đóng kịch dưới tán cây hoặc một
góc nào đó có cảnh quang đẹp ở ngoài trời…
Hình ảnh trẻ đọc sách dưới sân
trường
Hình thức này đã
giúp trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, chúng tôi còn tạo điều kiện cho trẻ được thỏa thích khám phá, đọc
sách ở góc thư viện của nhà trường để phát triển khả năng tư duy, đọc truyện
qua tranh của trẻ.
Tạo môi trường cho
trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là
cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi hỏi giáo viên phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng
các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng phải biết hướng và gợi mở cho
trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo qua nội dung
các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của
mình về các đồ dùng đó. Như vậy, ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách
phong phú và đa dạng.
Biện pháp 2: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể
sáng tạo.
Bên cạnh một môi
trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, thu
hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì chúng ta còn phải dạy
trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo. Khi dạy trẻ kể
chuyện sáng tạo chúng tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập truyện tranh sưu tầm. Bằng
cách đọc, kể cho trẻ nghe ở các giờ đón, giờ trả trẻ và giờ chơi hàng ngày. Đây
là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức
vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm quen như vậy trẻ biết
đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ
nói của mình.
Ví dụ: Gà con xinh
đẹp đáng yêu, sói già gian ác, bà tiên ông bụt thì tốt bụng còn phù thuỷ thì độc
ác.
Bên cạnh đó, chúng
tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện, cho trẻ xem qua đĩa hình
các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và trẻ, giúp
trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý tưởng của
mình qua sự nhận thức, dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện
một tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò chơi để củng
cố và khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ.
Sau đây là một số cách dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan như:
- Dạy trẻ sử dụng rối
tay: Dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lời nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng
với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại.
- Dạy trẻ làm rối bóng bằng tay: Dạy trẻ tạo hình con vật ngộ nghĩnh bằng đôi bàn tay của mình
và tạo những chuyển động của tay để tạo thêm hành động cho con vật đó. Trong
quá trình này, cô và bé có thể đóng vai các con vật, nghĩ ra bối cảnh, lời thoại
để trò chơi thêm thú vị. Điều này sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng phong phú
của trẻ.
- Dạy trẻ ghép
tranh kể chuyện: Chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành một câu chuyện sau đó
kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật trong tranh.
- Dạy trẻ ghép các
nhân vật kể chuyện: Chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật
với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ.
- Dạy trẻ kể chuyện
bằng sa bàn: Chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di chuyển các nhân vật đó
trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể đi theo nhân vật sử dụng.
Khi tiến hành tổ chức
một giờ hoạt động có chủ đích cho trẻ kể chuyện sáng tạo trong chủ đề thế giới
động vật chúng tôi đã thực hiện các như sau:
Bước 1: Hát bài “Gà
trống mèo con và cún con”. Hỏi trẻ trong bài hát có những con vật gì, các con vật
đó sống ở đâu, chúng có vai trò như thế nào?
Bước 2: Nghe cô kể
mẫu chuyện sáng tạo của cô, cô sử dụng rối kể 1 lần. Đàm thoại với trẻ về câu
chuyện của cô (tên nhân vật, đặc điểm nhân vật, đặt tên cho câu chuyện).
Bước 3: Trẻ đi chọn
đồ dùng trực quan mà trẻ yêu thích. Cô gợi mở ý tưởng cho trẻ bằng cách mượn một
con vật mà trẻ đã chọn và kể ngắn gọn vài câu để trẻ biết cách kể chuyện sáng tạo.
Bước 4: Trẻ kể chuyện
sáng tạo theo nhóm, cá nhân. Cô cho trẻ đánh giá và nhận xét câu chuyện của bạn
kể. Theo dõi cách sử dụng đồ dung trực quan của trẻ để cô góp ý nhận xét.
Qua cách làm này,
bước đầu chúng tôi đã thành công trong việc thực hiện dạy trẻ kể chuyện sáng tạo,
giúp trẻ linh hoạt sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với ngôn ngữ nói rõ ràng mạch
lạc, có kỹ năng tổng hợp về “mắt nhìn, miệng nói, tai nghe và tay sử dụng”.
Trong quá trình
nghiên cứu và tiến hành kể chuyện sáng tạo đến nay ở lớp chúng tôi đa số trẻ đã
kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình mà không cần sự gợi ý của cô. Từ những
việc làm đó không những trẻ sử dụng thành thạo đồ dùng trực quan về các con vật
mà còn biết vận dụng sử dụng đồ dùng trực quan ở các chủ đề khác. Thông qua các
câu truyện sáng tạo của trẻ, trẻ sử dụng các ngữ điệu, ngắt nghỉ để truyền đạt
thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm. Trẻ bắt chước giọng kể diễn cảm của
cô, trẻ có thể hiểu được một từ dùng với đồ vật này lại có thể dùng vào các đồ
vật khác nữa. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, vốn từ được làm giàu
thêm và qua đó trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ mẹ đẻ.
Biện pháp 3: Lồng
ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
Ở hoạt động ngoài
trời chúng tôi gợi mở cho trẻ kể chuyện về những sự vật, hiện tượng có ở xung
quanh trẻ, những điều trẻ đã biết hoặc trẻ tự tưởng tượng ra. Tập cho trẻ kĩ
năng tự lựa chọn hình thức, nội dung, ngôn từ để kể thành câu chuyện sáng tạo của
riêng trẻ theo hướng kể chuyện theo chủ đề, kể chuyện miêu tả;
Ví dụ: Kể chuyện
theo chủ đề. Chúng tôi tập cho trẻ kể lại sự việc xảy ra trong thời gian nhất định
của một nhân vật nào đó (Truyện “Chú dê đen” nhờ nhanh trí, gan dạ nên dê đen
trả lời đanh thép khiến cho chó sói phải sợ hãi ngược lại và bỏ chạy không dám
ăn thịt dê đen); kể chuyện miêu tả con vịt chân có màng, có lông vũ, có thể bơi
được …
Ở hoạt động học làm
quen với văn học để giúp tăng thêm vốn từ và kích thích sự phát triển ngôn ngữ
cho trẻ, chúng tôi đã tích hợp, lồng ghép với các môn khác giúp cho trẻ hứng
thú và không nhàm chán, ngoài ra còn mở rộng thêm kiến thức cho trẻ.
Với lời kể diễn cảm,
hấp dẫn đã làm rung động người nghe, nhưng biết tích hợp các môn học khác thì
còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện.
Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay
một số trò chơi xen lẫn.
Ví dụ: Bài thơ “Thỏ
bông bị ốm”, “Ong và bướm”, “Cá vàng bơi”… hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về
con chó, mèo, lợn, cá, gà… hay một số bài đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu
đi quán”…
Âm nhạc là môn bổ
trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem, vì thế
chúng tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “Thương con mèo”, “Một con vịt”, “Đố
biết con gì”, “Trời nắng trời mưa”… giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ
có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện.
Ở hoạt động vui
chơi nhằm phát triển tư duy, ngôn ngữ, khả năng quan sát cho trẻ đến góc thư
giãn của lớp tập cho trẻ kể chuyện, rèn kĩ năng miêu tả, nói đúng ngữ pháp, nói
tròn câu khi kể. Đồ dùng, đồ chơi cũng như tranh ảnh phải chuẩn bị đa dạng và hấp
dẫn cả về màu sắc lẫn hình dáng, khi trẻ kể chuyện tôi luôn nhắc nhỡ trẻ đứng
quay mặt về phía khán giả, nếu trong quá trình kể mà trẻ bị nói lấp, kẹt từ hay
nói sai thì cô sẽ sữa sai cho trẻ ngay sau khi trẻ kể xong, để tránh sửa sai
lúc trẻ đang kể làm trẻ cụt hứng và trở nên rụt rè. Ngoài ra, chúng tôi còn cho
trẻ tự trải nghiệm, tự cầm sách, mở sách từng trang một, tập cho trẻ tự kể chuyện
theo tranh theo ý nghĩ của trẻ.
Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay
thay cho phần củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Chúng tôi cho
trẻ chơi một số trò chơi ở dạng động như trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt
kêu, trời nắng trời mưa, cáo và thỏ…
Việc tích hợp các
môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm
một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của
trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ đón trả trẻ chúng tôi đưa trẻ vào
góc thư giãn của lớp để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ.
Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn,
trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Việc tích hợp các môn học khác cô giáo phải
linh hoạt, lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ
tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển
mạnh mẽ nhất.
Hình ảnh trẻ đọc truyện mọi lúc mọi nơi
Biện pháp 4: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh
Môi trường tiếp xúc
của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia
đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố
quyết định trong việc tạo nguồn nguyên liệu của góc thư giãn để phát triển ngôn
ngữ cho trẻ. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, chúng tôi nêu tầm quan trọng của
lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vận động phụ huynh nên giành thời gian để
cùng trò chuyện tâm sự và lắng nghe con mình nhiều hơn, chơi cùng con, cùng con
kể chuyện bằng rối bóng tay, cùng con tạo ra những câu chuyện thật hay và mang
tính giáo dục cho con giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và trẻ. Trong giao tiếp
với trẻ phụ huynh nên phát âm rõ ràng và đúng để trẻ học theo. Đặc biệt là
thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo, hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh
qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ điểm, về các câu chuyện sáng tạo của
cô và trẻ. Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào
và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.
Hình
ảnh phụ huynh và trẻ cùng kể chuyện góc thư viện
Ví dụ: Cô trao đổi
với phụ huynh về những câu chuyện sáng tạo trẻ đã kể, yêu cầu phụ huynh về nhà
cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể các câu chuyện khác. Như vậy
ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.
Huy động phụ huynh đóng góp, ủng hộ tạo góc thư giãn bằng
cách thu thập những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo, vải vụn, len vụn,
các vỏ hộp, mút xốp…
Có thể nói công tác
tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể
chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
4. Hiệu quả của các biện pháp
- Đối với trẻ:
Nội dung
|
Kết quả sau khi thực hiện
|
tăngTỷ lệ tăng
|
Số trẻ
|
Tỷ lệ %
|
Tỷ lệ %
|
Trẻ
phát âm đúng, to, rõ
ràng, mạch lạc
|
35/37
|
94,6
|
40,5
|
Phát
âm câu phức
|
30/37
|
81,1
|
32,5
|
Trẻ
biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu
trong việc kể lại chuyện
|
35/37
|
94,6
|
27,5
|
Biết
thể hiện ngôn ngữ hoàn cảnh (kể chuyện sáng tạo)
|
33/37
|
89,2
|
35,1
|
Hứng
thú tham gia kể chuyện sáng tạo
|
35/37
|
94,6
|
45,9
|
Trẻ
tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh
|
35/37
|
94,6
|
54,5
|
Trẻ
học được lễ giáo, có cách xử phù hợp với mọi người xung quanh
|
37/37
|
100
|
23,3
|
Trong cả năm học
qua chúng tôi thấy có những chuyển biến rõ rệt. Phần lớn, ngôn ngữ của trẻ đã
phong phú hơn và trẻ đã biết vận dụng vốn từ vào cuộc sống hàng ngày. Số trẻ
trong lớp đã có một số vốn từ khá hơn trước, các cháu nói năng mạch lạc, rõ
ràng được thể hiện như sau: Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc; hứng thú
tham gia kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch ; trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong
khi giao tiếp và biết nói tròn câu; phát âm câu phức tốt hơn; giảm tỉ lệ trẻ
nói ngọng, nói lắp so với đầu năm; trẻ học được lễ giáo, có cách ứng xử phù hợp
với mọi người xung quanh.
- Đối với giáo viên: Từ
khi áp dụng, thực hiện các biện pháp trên chúng tôi và giáo viên ở trường, cũng
như các giáo viên trường bạn đạt được những kết quả như sau:
+ 100% giáo viên trường có thêm
nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ,
sưu tầm thêm được nhiều câu chuyện và đồ dùng dạy học.
+ 100% giáo viên nắm được đặc
điểm, tâm lí của từng trẻ từ đó đưa ra biện pháp hướng dẫn, giáo dục trẻ tốt
hơn.
+ 100% giáo viên tạo được môi
trường cho trẻ hoạt động tốt ở góc văn học.
+ 100% giáo viên nắm vững đươc
phương pháp, linh hoạt và tự tin hơn trong tiết dạy.
+ 100% giáo viên vận dụng
được các nguyên vật liệu phế thải, sẵn có, dễ tìm và ít tốn kém mà lại mang hiệu
quả tốt giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ toàn diện hơn.
- Đối với phụ huynh
+ Phụ huynh nhận rõ được tầm quan trọng của phát triển ngôn ngữ cho trẻ
qua kể chuyện sáng tạo. Ngoài phát triển
ngôn ngữ ra còn giúp trẻ phát triển cả về nhân cách, biết ứng xử lễ giáo phù hợp.
+ Phụ huynh nhiệt tình hỗ trợ giáo viên trong việc sưu tầm nguyên vật liệu,
đồ dùng phục vụ cho giảng dạy trẻ và phối hợp cùng cô hướng dẫn các con mình học
kể chuyện sáng tạo tại nhà.
+ Phụ huynh sẽ cảm thấy vui lòng khi con mình phát triển
ngôn ngữ mạc lạc
hơn. Biết mạnh dạn, tự tin hơn trong khi giao tiếp. Từ
đó, phụ huynh an tâm và tin tưởng nhà trường nói chung, giáo viên dạy trẻ nói
riêng khi gửi con mình học ở đây.
5. Nhân rộng
biện pháp
Sáng kiến “Biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển
ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non”
đang trình bày nói chung không nặng tính lý luận mà chủ yếu đi vào thực
tế giảng dạy. Do đó, mỗi giáo viên đều có thể rút ra
trong đó một vài đặc điểm mà mình tâm đắc để thực hiện. Qua từng năm học, giáo
viên có thể đúc kết thành những vấn đề mang tính ứng dụng cao hơn, khái quát
hơn để thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn.
Do đó tôi đã phổ biến
cho các trường khác tiếp tục áp dụng giải pháp này và đã được sự đồng thuận,
nhất trí cao. Việc
áp dụng sáng kiến này áp dụng cho tất cả các trường mầm non trong và ngoài
tỉnh có cùng điều kiện.
3.5. Tài
liệu kèm theo: Không có
Bến Tre, ngày 20 tháng 02 năm 2024